Tìm hiểu cấu tạo của tử cung

Điểm trung bình: 4.9/5
Bài viết có ích: 440 lượt bình chọn

Tử cung có vai trò rất quan trọng trong hệ thống sinh sản của nữ giới, có chức năng tạo kinh nguyệt và giúp trứng thụ tinh làm tổ và phát triển, duy trì nòi giống. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về cấu tạo chức năng và các bệnh lý thường gặp về bộ phận này để có thể chủ động bảo vệ chúng luôn khỏe mạnh. Vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn những thông tin xung quanh về vấn đề này, hãy cùng tham khảo nhé!

Cấu tạo của tử cung

Tử cung là gì?

Tử cung là gì? Tử cung hay còn gọi là dạ con là một cơ quan sinh dục quan trọng của nữ giới, nằm giữa bàng quang và trực tràng có hình quả lê dốc ngược với cấu trúc gồm 3 phần là cổ tử cung, thân tử cung và đáy tử cung.

  • Phần cổ tử cung: Đây là phần đầu hẹp của tử cung giúp liên kết tử cung vưới âm đạo ở bên dưới và có chức năng như một khối cơ co thắt để điều tiết các tác nhân ra vào bộ phận này.
  • Thân tử cung: Là khu vực mở rộng và rỗng nằm ở phía trên cổ tử cung để trứng đã được thụ tinh di chuyển vào đây làm tổ và phát triển tỏng suốt quá trình mang thai của người phụ nữ.
  • Đáy tử cung: Là khu vực có hình vòm mở rộng nằm trên cùng của tử cung. ở mỗi cạnh của đáy tử cung sẽ có một ống dẫn trứng vươn ra ngoài nối liền với buồng trứng.

Ở người trưởng thành tử cung có kích thước trung bình khoảng 7.5cm với dung tích khoảng 50ml, trong đó thân tử cung dài 5cm, còn lại là phần eo và cổ tử cung dài khoảng 2.5cm. Khi có thai, tử cung sẽ phát triển lớn hơn, từ dung tích 50ml có thể lên tới 5.000ml khi thai đủ tháng, thậm chí là to hơn nữa.

>>Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm cổ tử cung hiệu quả nhất Hà Nội

Chức năng của tử cung

Là cơ quan sinh sản quan trọng của nữ giới, tử cung có chức năng tạo ra chu kỳ kinh nguyệt và mang thai.

  • Chu kỳ kinh nguyệt: Đến thời gian rụng trứng, lớp mô mạch ở niêm mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho quá trình tiếp nhận trứng đã thụ tinh. Nếu trứng đi tới tử cung mà không được thụ tinh sẽ đi thẳng ra bên ngoài cơ thể và khiến các mạch máu của lớp niêm mạc bong tróc ra. Quá trình này diễn ra hàng tháng khoảng 28 ngày và được gọi là chu kỳ kinh nguyệt.
  • Mang thai: Trong trường hợp trứng thụ tinh thành công chúng sẽ di chuyển đến tử cung làm tổ trên lớp niêm mạc rồi phát triển thành phôi thai, cuối cùng là bào thai. Khi phôi thai phát triển thành bào thai, lớp niêm mạc sẽ thay đổi và hình thành lên nhau thai, giúp cung cấp dưỡng chất thiếu yếu và oxy từ máu của người mẹ sang thai nhi, đồng thời chuyển CO2 và các chất thải trong quá trình trao đổi chất của bé vào máu của mẹ để đưa ra ngoài. Ở cuối thai kỳ, các cơ mô mềm ở cổ tử cung trở nên mỏng dần và giãn rộng ra, đến khi cổ tử cung đã nở đủ rộng, chúng sẽ co bóp mạnh mẽ và lâu hơn cho đến khi em bé được đưa ra ngoài, đi qua âm đạo và chào đời.

Chức năng của tử cung

Cảnh giác về các bệnh lý tử cung thường gặp

Hiện nay, do tâm lý chủ quan, không chú ý chăm sóc và bảo vệ tử cung nên tỷ lệ mắc bệnh ở bộ phận này đang ngày càng gia tăng. Không ít chị em phải đối mặt với tình trạng suy giảm sinh lý, vô sinh hiếm muộn, thậm chí là mắc ung thư đe dọa đến tính mạng. Và một số bệnh lý thường gặp ở tử cung bao gồm:

  • Viêm cổ tử cung, viêm tử cung: Viêm nhiễm tử cung và cổ tử cung xảy ra chủ yếu ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, có sinh hoạt tình dục cao độ, sinh đẻ hoặc nạo phá thai nhiều lần. Người mắc bệnh viêm cổ tử cung và viêm tử cung thường có các triệu chứng như tiết nhiều khí hư màu vàng hoặc màu trắng đục, đau vùng âm đạo thường xuyên, đau và có thể chảy máu khi quan hệ tình dục.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng xảy ra ở lộ tuyến cổ tử cung (lớp biểu mô bên trong cổ tử cung xâm lấn, phát triển ra mặt ngoài lớp mạc tử cung) chủ yếu do vi khuẩn, virus, nấm, trùng roi gây ra. Khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung chị em sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng như ra nhiều khí hư bất thường, sưng đau, tấy đỏ và ngứa rát vùng kín, đau và ra máu khi quan hệ tình dục. Nếu thăm khám phụ khoa, soi cổ tử cung sẽ thấy lộ tuyến bị sần sùi, viêm loét, tấy đỏ, rỉ máu, rỉ mủ,…
  • U xơ tử cung: Là khối u nhỏ phát triển từ bề mặt cổ tử cung hoặc từ các tuyến của cổ tử cung hướng vào lòng tử cung. Các khối u này có cấu tạo gồm các tế bào cơ mềm và sợi liên kết, phát triển độc lập hoặc thành từng khối lớn. Tùy thuộc vào kích thước, số lượng và vị trí của các khối u mà người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như chảy máu âm đạo, chảy máu khi giao hợp, chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt, đau vùng xương chậu, tiểu  nhiều, bụng dưới thường xuyên chướng to.
  • Polyp tử cung: Là sự phát triển quá mức của các niêm mạc tử cung tạo thành khối u dính trong thành tử cung. Bệnh thường biểu hiện hành kinh ra máu quá nhiều, rong kinh, chảy máu sau kỳ mãn kinh, kinh nguyệt bất thường,… Nếu không điều trị sớm, polyp tử cung sẽ gây ra nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm hơn như lạc nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng,.., thậm chí là gây ung thư tử cung, vô sinh hiếm muộn.
  • Viêm nội mạc tử cung: Bệnh hình thành do vi khuẩn, vi trùng, nấm xâm nhập vào nội mạc tử cung và gây viêm nhiễm. Hầu hết các tác nhân gây bệnh viêm nội mạc tử cung đều do viêm nhiễm ngược dòng từ viêm lộ tuyến và viêm tử cung, viêm âm đạo,… Triệu chứng điển hình của bệnh là đau bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt, máu kinh có hiện tượng vón cục, đau tức khi quan hệ tình dục, vùng kín tiết khí hư màu nâu đỏ, mùi hôi tanh.
  • U nang tử cung: Là một dạng bệnh lý về viêm cổ tử cung mãn tính, chiếm 3,3% các bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Theo các chuyên gia y tế, hầu hết u nang tử cung có kích thước nhỏ, hình thành giống như một chiếc túi, xuất hiện đơn lẻ hoặc tụ thành một đám ở tử cung. Tùy theo độ phát triển của từng giai đoạn của bệnh mà bên trong mỗi chiếc túi đó có thể là chất khí, chất lỏng hoặc chất nhầy đặc sệt. Khi mắc bệnh u nang tử cung, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như kinh nguyệt không đều, khí hư có mùi hôi, xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân, đau bụng dưới, đau rát khi quan hệ tình dục.
  • Ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung: Là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, hình thành do các tế bào ở cổ tử cung  phát triển quá mức kiểm soát của cơ thể, tạo thành các khối u trong cổ tử cung và tử cung. Ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng, chỉ đến khi khối u phát triển lớn hoặc ảnh hưởng đến chức năng trong cơ thể thì mới xuất hiện các triệu chứng như chảy máu âm đạo bất thường, đau bụng dưới, đau xương chậu, đau khi quan hệ tình dục, ra nhiều khí hư có thể lẫn tia máu.

Các chuyên gia Sản phụ khoa Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết, các bệnh lý ở tử cung, đặc biệt là ung thư tử cung đều vô cùng nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, khả năng sinh sản, thậm chí là tính mạng người bệnh. Vì vậy, ngay khi phát hiện mình có dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Hướng dẫn cách bảo vệ tử cung luôn khỏe mạnh

Để phòng tránh các bệnh lý về tử cung và bảo vệ bộ phận này luôn khỏe mạnh, nữ giới cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Sống lạc quan, luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress, căng thẳng trong thời gian dài.
  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng, đồng thời hạn chế sử dụng dầu mỡ, các loại thực phẩm cay nóng.
  • Uống đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể đào thải chất độc, làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa. Bạn cũng có thể bổ sung thêm sữa và nước ép trái cây.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, nhất là trong những ngày kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Tránh thụt rửa âm đạo quá sâu và lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh có nồng độ kiềm cao.
  • Tạo cho mình thói quen thể dục thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể, tạo tiền đề để tăng cường sức đề kháng phòng ngừa các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
  • Đi thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện các bất thường ở cơ quan sinh dục nói chung và bệnh lý tử cung phụ nữ nói riêng. Từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Đối với các trường hợp nữ giới thấy bộ phận sinh dục có các dấu hiệu bất thường như ra nhiều khí hư có mùi hôi, màu trắng đục, bụng dưới đau âm ỉ, đau lưng, đau và có thể chảy máu khi quan hệ tình dục,… thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh kéo dài khiến bệnh phát triển nặng và gây nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe.

Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Số 193c1 Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Hà Nội  đang là địa chỉ đáng tin cậy của chị em nữ giới tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận khi gặp phải các vấn đề về sức khỏe sinh sản. Phòng khám là đơn vị y tế uy tín lâu năm được Sở y tế cấp phép hoạt động chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục và chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Phòng khám được xây dựng theo mô hình y tế chất lượng cao nên các thiết bị y tế tại phòng khám được đầu tư đầy đủ, hiện đại, tiên tiến nhằm phục vụ đắc lực cho việc chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác. Đặc biệt, đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa sản có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân. Kết hợp với phương pháp điều trị độc đáo kết hợp thuốc đông tây y, can thiệp ngoại khoa phù hợp mang lại kết quả điều trị nhanh chóng, hiệu quả, ngăn  ngừa tái phát.

Hơn nữa, phòng khám còn có đội ngũ nhân viên y tế tận tình, chu đáo, thủ tục đăng nhanh gọn không phải chờ đợi lâu, chi phí khám chữa công khai niêm yết, thông tin cá nhân bảo mật. Vì thế, chị em có thể yên tâm khi đến khám và điều trị viêm vùng chậu tại Phòng khám.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về cấu tạo của tử cung, chức năng và cách bảo vệ bộ phận này luôn khỏe mạnh. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, hãy nhấp chuột chọn [Tư Vấn Trực Tuyến] hoặc gọi tới số máy 0243.9656.999 để được các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám tư vấn miễn phí.